1 / 83

Trao đổi TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

Trao đổi TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI ĐỒNG BỘ PPDH, KTĐG, NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC. Nội dung trình bày:. 1. Từ quan niệm mới về chất lượng trường phổ thông 2. đến vấn đề về quản lý đổi mới đồng bộ PPDH, KTĐG ở trường trung học. Từ quan niệm về

lori
Download Presentation

Trao đổi TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Traođổi TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI ĐỒNG BỘ PPDH, KTĐG, NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC

  2. Nội dung trình bày: 1. Từ quan niệm mới về chất lượng trường phổ thông 2. đến vấn đề về quản lý đổi mới đồng bộ PPDH, KTĐG ở trường trung học

  3. Từ quan niệm về chất lượng trường phổ thông…

  4. 1. Chất lượng giáo dục (CLGD) của nhà trường? - CLGD một khái niệm động, nhiều chiều, ít nhất gồm:Mục tiêu; quá trình hoạt động nhằm đạt mục tiêu và thành quả đạt được so với mục tiêu. - Theo cách hiểu hiện nay:CLGD là sự đáp ứng của nhà trường đối với các yêu cầu về Mục tiêu giáo dục được quy định tại Luật Giáo dụcvàcác quy định về tiêu chuẩn đánh giá nhà trường của Bộ GD-ĐT. - CLGD của nhà trường thể hiện qua các hoạt động dạy học – giáo dụcvàcác dịch vụ Giáo dục. Chất lượng trường học

  5. Triết lý giáo dục: Nhân dịp Quốc khánh 2004, Thủ tướng Lý Hiển Long Singapore nói “Chúng ta phải dạy ít để HS có thể học được nhiều hơn” - Từ 1997: “Trường học tư duy, quốc gia học tập-Thinking Schools, Learning Nation” là định hướng cho ĐM giáo dục Singapore. Bắc Âu: Phát triển theo chiều ngang Mỹ: Phát triển thẳng đứng Mỗi trường học của Singaporre xác định: - Tầm nhìn - Chiến lược - Sứ mạng Chất lượng trường học

  6. Dạy ít học nhiều là gì: Tập trung nâng cao chất lượng của học sinh bằng cách tạo nên nhiều “khoảng trống” trong chương trình để giáo viên có thể thực hiện những kế hoạch giảng dạy riêng, cùng học sinh định hình một môi trường giáo dục riêng và bồi dưỡng nghiệp vụ (Mô hình trường học mới của Việt Nam) Rút gọn chương trình giảng dạy 10-20% để tạo thời gian trống. Bộ giáo dục giảm 2 giờ/tuần cho giáo viên để họ có thêm thời gian lên kế hoạch giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm chuyên môn Chất lượng trường học

  7. (1) Người học khoẻ mạnh, được nuôi dạy tốt, được khuyến khích để có động cơ học tập chủ động, kết quả học tập tốt (2) GV thạo nghề, được động viên đúng mức (3) Phương pháp và Kỹ thuật dạy học tích cực 4) Chương trình giáo dục thích hợp với người dạy và người học 5) Thiết bị, công nghệ, học liệu giáo dục thích hợp, dễ tiếp cận 10 yếu tố đánh giá chất lượng trường học(Theo CT hành động Dakar -2000 UNESCO)

  8. 6) Môi trường học tập vệ sinh, an toàn, lành mạnh. 7) Hệ thống đánh giá thích hợp với môi trường, quá trình và kết quả giáo dục. 8) Hệ thống quản lý giáo dục có tính tham gia và dân chủ. 9) Tôn trọng và thu hút được cộng đồng và nền văn hoá địa phương trong hoạt động giáo dục. 10) Các thiết chế đầy đủ; chương trình giáo dục có nguồn lực thích hợp, thoả đáng và bình đẳng. 10 yếu tố đánh giá chất lượng trường học(Theo CT hành động Dakar -2000 UNESCO)

  9. UNESCO nêu ra bốn nhóm thành tố tạo thành chất lượng của một nhà trường (viết tắt làCIPO): Hoàn cảnh, Đầu vào, Quản lý quá trình, Kết quả đầu ra. Các nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng nhà trường • Hoàn cảnh nhà trường (Context): • - Hoàn cảnh kinh tế, xã hội. • - Dân trí và nhu cầu giáo dục của địa bàn dân cư. • - Chính sách đối với nhà trường. • - Sự đóng góp cho giáo dục của cộng đồng.

  10. Các nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng nhà trường (tt) II) Các yếu tố đầu vào (Input) – Gồm 5 yếu tố, viết tắt là 5M: - Con người(Man): chất lượng CBQL, GV, HS; tham gia của XH vào công tác GD trong trường. - CSVC(Material): CSVC, TBDH, tài liệu, SGK,... - Tài chính(Money): các nguồn thu và sử dụng hợp lý vào hoạt động DH, GD, dịch vụ. - Phương pháp(Method): khả năng nắm vững các PPDH-KTĐG, TBDH, KTDH và vận dụng vào cải tiến, nâng cao chất lượng DH, GD. - Quản lý(Management): Cơ cấu tổ chức, phân công lao động, cơ chế phối hợp hoạt động, thực hiện kế hoạch khoa học, hiệu quả

  11. Các nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng nhà trường (tt) III) Quản lý quá trình(Process)–viết tắt là PDCA 1- Xây dựng kế hoạch(Plan): + Phân tích cơ hội và thách thức trong hoàn cảnh, ĐK của trường để xây dựng KH dài hạn, năm học, từng mặt hoạt động có ưu tiên thứ bậc KH. Chỉ rõ: Làm việc gì? Ai làm? Làm thế nào? Nguồn lực để thực hiện? Làm khi nào? Các yêu cầu cần đạt được? + KH cần được tập thể biết, thảo luận, hiến kế và thống nhất các việc phải làm, cách làm, các chỉ tiêu cần đạt.

  12. Các nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng nhà trường (tt) III) Quản lý quá trình (Process)-viết tắt làPDCA (tt): 2 - Thực hiện kế hoạch (Do): + Căn cứ vào KH chung, phân công nhiệm vụ cho các tổ chức, các cá nhân. + Các tổ, cá nhân xây dựng KH thực hiện nhiệm vụ được phân công phù hợp nhất đối với mình. + KH hành động của các tổ, cá nhân được tập hợp lại, hình thành KH giám sát của trường đối với các tổ, cá nhân.

  13. Các nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng nhà trường (tt) III) Quản lý quá trình (Process)-viết tắt làPDCA (tt): 3 - Giám sát thực hiện kế hoạch (Check): + Mỗi cá nhân tự quản lý việc thực hiện KH và tự giám sát công việc của mình đến kết quả cuối cùng. + Nhà trường hoặc tổ có các đợt giám sát định kỳ hoặc bất thường, phát hiện kịp thời các vấn đề mới phát sinh để có biện pháp hỗ trợ, hoặc các quyết định bổ sung, tạo ĐK cho mỗi cá nhân hoàn thành KH khắc phục kịp thời những sai sót ngay trong quá trình thực hiện.

  14. Các nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng nhà trường (tt) III) Quản lý quá trình (Process)-viết tắt làPDCA(tt): 4. Tác động cải tiến liên tục (Act): Sau một quá trình hoạt động cần tổng kết rút kinh nghiệm, xác nhận những ưu điểm cần phát huy, nhược điểm cần khắc phục; mặt khác hoàn cảnh, ĐK đầu vào của trường, của cá nhân đã thay đổi so với thời gian đầu. => Cần phân tích để tiếp tục đề xuất các tác động cải tiến cho chu kỳ quản lý tiếp theo. => Quá trình cải tiến từng bước, liên tục hướng tới đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về CLGD.

  15. Các nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng nhà trường (tt) IV) Kết quả đầu ra (Outcome) - Tập trung vào những đặc điểm cụ thể về chất của đối tượng => chính là sự thay đổi về KT, KN và thái độ (so với mục tiêu GD) của HS từ khi bắt đầu cho đến cuối giai đoạn hưởng lợi GD. - Giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp cao; - Hệ thống giáo dục dân chủ, bình đẳng.

  16. Hoàn cảnh KT-XH, Dân trí và nhu cầu GD của địa bàn dân cư; Chính sách đối với nhà trường; Sự đóng góp cho GD của cộng đồng. Ngữcảnh Nhóm yếu tố Đầu vào - M/trường đảm bảo; - Ng/lực thoả đáng; - CTGD thích hợp; - Thu hút cộng đồng tham gia GD. • Nhóm yếu tố • Quá trình • - Xây dựng KH • Thực hiện KH • Giám sát thực hiện KH • Tác động cải tiếnliên tục • - PP và KT dạy và học tích cực; • - Hệ thống đánh giá thích hợp; • - H/thống q/lí dân chủ. Nhóm yếu tố Đầu ra - Người học khoẻ mạnh, có động cơ HT, kết quả cao; - GV thạo nghềnghiệp; - Hệ thống GD dân chủ Mối quan hệ giữa các nhóm yếu tố

  17. … đến việc tăng cường quản lý đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, nâng cao hiệu quả giáo dục

  18. Một số vấn đề về PPDH, KTĐG và đổi mới PPDH, KTĐG

  19. Quanđiểmdạyhọc? - Là định hướng tổng thể cho hành động PP, trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc DH, lý luận DH, điều kiện DH và tổ chức DH; định hướng về vai trò của GV và HS trong quá trình DH. - Là định hướng mang tính chiến lược, mô hình LT của PPDH => Chưa đưa ra những mô hình hành động, những hình thức cụ thể cho hành động PP.

  20. DH giải quyết vấn đề, DH giải thích - minh hoạ; DH kế thừa; DH khám phá; DH nghiên cứu; DH định hướng hành động; DH định hướng HS; DH theo tình huống; DH gắn với kinh nghiệm; DH định hướng mục tiêu; DH giao tiếp; v.v..; các môn còn có những quan điểm dạy học đặc thù. Trong các quan điểm DH nêu trên, DH giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của HS, có thể vận dụng trong hầu hết các hình thức và PPDH với những năng lực của GV và mức độ tự lực khác nhau của HS. Quan điểm dạy học?

  21. Phươngphápdạyhọc? - PPDH cụ thể là những hình thức, cách thức hành động của GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu DH xác định, phù hợp với những nội dung và những ĐK DH cụ thể. PPDH cụ thể quy định những mô hình hành động của GV và HS. - Có hàng trăm PPDH cụ thể, gồm những PP chung cho nhiều môn, các PP đặc thù bộ môn. - Bên cạnh các PPDH truyền thống như: thuyết trình, đàm thoại, biểu diễn trực quan, làm mẫu, có một số PP khác như: PP nghiên cứu trường hợp, PP điều phối, PP đóng vai, v.v...

  22. Kỹ thuật dạy học?  KTDH là nhữngđộng tác, cách thức hành động của của GV và HStrong cáctình huống hành động nhỏnhằmthực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập.  Có tới hàng ngàn KTDH. Bên cạnh những KTDH thông thường, ngày nay người ta chú trọng các KTDH phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, như: Kỹ thuật “Động não”, Kỹ thuật “tia chớp”, Kỹ thuật tương tự, Kỹ thuật bản đồ tư duy v.v...

  23. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Học tập, trước đây, thường được nói đến như một quá trình tích lũy các kiến thức được sâu chuỗi, phân loại và cần phải được truyền đạt và củng cố một cách rõ ràng. Hiện nay, học tập được hiểu là một quá trình tạo dựng sự hiểu biết trong đó mỗi cá nhân nỗ lực để kết nối các thông tin mới với những điều mà họ đã biết, từ đó các ý tưởng có sự cố kết cá nhân. Mỗi người học lại xây dựng sự hiểu biết theo những cách riêng, tùy thuộc vào mối quan tâm, kinh nghiệm và phong cách học tập của mình. Học tập là một quá trình trong đó chủ thể (người học) thu thập, xử lý thông tin từ môi trường sống xung quanh để biến đổi và làm phong phú mình.

  24. Kết quả học tập (KQHT) là thành tựu của người học sau quá trình hoạt động học tập, thể hiện ở những mục tiêu học tập người học đạt được trong các lĩnh vực nhận thức, hành động và xúc cảm. KQHT không hoàn toàn đồng nhất với nội dung học tập mà nhà trường thường đánh giá theo quy định của chương trình giáo dục hay theo mục tiêu giáo dục đã đề ra. Nó rộng hơn và phong phú hơn khối lượng và mức độ tri thức, kỹ năng, hành vi biểu cảm và vận động mà người học đạt được nhờ học tập. Kết quả học tập thực sự bao hàm cả những giá trị xã hội (đặc biệt là kỹ năng xã hội), mức độ tăng lên thể chất và trí tuệ, sự phát triển lý trí, tình cảm, nhu cầu và hành vi đạo đức, v.v... Đó là những yếu tố khó định lượng khi đánh giá vì chúng không đơn thuần phản ánh tác dụng của học tập.

  25. Đánh giá kết quả học tập của học sinh là xác định giá trị thành tựu học tập người học đạt được qua quá trình học tập, để đưa ra những nhận định về mức độ đạt được mục tiêu đã đề ra, làm căn cứ cho việc phê chuẩn, xếp hạng, hay phân loại thành tựu học tập; đưa ra các giải pháp điều chỉnh phương pháp dạy, học; đưa ra các khuyến nghị góp phần thay đổi các chính sách giáo dục. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH Đánh giá, trước đây, thường hay so sánh học sinh với các bạn học thành công hơn như một công cụ để khuyến khích học sinh học tập, tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy học sinh sẽ có động cơ học tập và tự tin hơn khi các em đạt được những tiến bộ và thành tích, chứ không phải sự thất bại và yếu kém so với các học sinh khác trong lớp học.

  26. Mục đích của giáo dục, suy cho cùng, là sự tiến bộ của học sinh. Đây chính là kết quả cuối cùng của quá trình học tập nhằm thay đổi hành vi của học sinh. Thuật ngữ “hành vi” được sử dụng ở đây nhằm chỉ những hoạt động liên quan đến trí óc, tình cảm cũng như thể chất. Do đó, sự tăng cường về tri thức, mở rộng hiểu biết, phát triển thể chất, nâng tầm quan điểm và đào sâu giá trị nhận thức - tất cả những điều đó đều được coi là sự thay đổi về hành vi.

  27. Những quan điểm xưa kia về động cơ học tập bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tâm lý chủ nghĩa hành vi, trong đó việc khen thưởng và kỷ luật thường là củng cố hoặc xóa bỏ một hành vi nào đó và cũng tồn tại một niềm tin rằng đánh giá và xếp loại là để HS học tập chăm chỉ hơn. Ngày nay, mối quan hệ giữa xếp loại và động cơ được nhìn nhận là không đơn giản và cũng không thể thấy trước hết được kết quả. Xếp loại HS có thể khuyến khích một số HS nhưng cũng có thể làm nản chí một số HS khác. Những HS học tập tốt thường có động cơ là sự thành công và tán dương đi cùng với những nỗ lực của HS đó. Những HS không học tập tốt có thể lựa chọn để tránh gặp thất bại bằng cách coi nhẹ quy trình ĐG và ngay cả gắn kết với nhà trường.

  28. Nghiên cứu gần đây về nhận thức, động cơ thúc đẩy con người học tập chính là năng lực và sự thành công. Khi HS thấy được sự tự chủ và có quyền lựa chọn trong HT, các em sẽ đầu tư thời gian và công sức cho việc HT đó. ĐG có thể là một động cơ, không phải là thông qua khen thưởng và kỷ luật, nhưng qua việc khuyến khích sự đam mê thực sự của HS. ĐG có thể khuyến khích HS HT, bằng cách: • chú trọng tới sự tiến bộ và thành tích hơn những yếu kém và thất bại • cung cấp thông tin phản hồi để phát triển học tập • củng cố ý tưởng của HS và trách nhiệm đối với học tập của chính HS • tạo dựng sự tự tin cho HS từ đó có thể và nhận thấy cần mạo hiểm với những rủi ro • có sự liên quan và thôi thúc trí tưởng tượng của HS • tạo cơ sở cho sự thành công của HS

  29. Minh họa hai xu hướng: • -Coi trọng kết quả định lượng: Khắt khe, chặt chẽ: Hàn Quốc, phụ huynh học sinh tham gia coi thi; Mỹ với 49 tiêu chí đầu ra • Coi trọng kết quả định tính: tự giác, Phần Lan và một số nước Bắc Âu: không thanh kiểm tra • + Kiểm tra quốc gia, danh sách xếp loại nhà trường và hệ thống thanh tra, kiểm định GD không tồn tại. Vì tất cả dựa trên niềm tin, sự tôn trọng của cơ quan quản lí, cộng đồng đối với GV và lòng tự trọng của mỗi người dạy.+ Hệ thống GD mềm dẻo là cơ sở cho nguyên tắc “trung ương cầm lái- địa phương thực hiện”. "Cầm lái" là hướng dẫn theo luật và các tiêu chí, chương trình cốt lõi, kế hoạch của chính phủ và hướng dẫn thông tin. Các cơ quan GD tỉnh thành có nghĩa vụ đối với việc cung cấp và thi hành giáo dục. Nhà trường và các GV được hưởng quyền tự chủ rất cao. +

  30. + • Tác động mạnh của đánh giá đến CS quốc gia: • Kết quả PISA có tác động mạnh mẽ Cải cách GD các nước: • Đức: Vụ nổ lớn giữa Thủ đô: CP điều chỉnh chính sách giáo dục, kết quả tăng dần từng năm • Mỹ: khẳng định GDTrH có vấn đề; tụt dốc

  31. Kiểm tra đánh giá?  KTĐG kết quả học tập được xem là một khâu quan trọng của quá trình dạy học, bao gồm: -thu thập, xử lý thông tin một cách hệ thống những kết quả học tậpở các giai đoạn khác nhau. - đối chiếu với mục tiêu DH ở từng giai đoạnvà cuối cùngđối chiếu với chuẩn KT, KN của môn học. - đểđánh giá sự tiến bộ của người họcqua từng giai đoạn,đánh giá mức độ đạt chuẩn của người họcvà cuối cùng làđánh giá chất lượng của quá trình DH (với cách hiểu chất lượng trùng khớp với mục tiêu, với chuẩn).

  32.  Đánh giá kết quả quá trình HT của HS, khuyến khích, tạo động lực cho HS, giúp HS tiến bộ không ngừng.  Cung cấp nguồn thông tin phản hồi giúp GV nắm bắt được chất lượng, PPDH để từ đó điều chỉnh thích hợp cho công tác giảng dạy của mình.  Giúp cơ quan GD, nhà quản lý và hoạch định chính sách các cấp có được những số liệu, thông tin về chất lượng và trình độ của hệ thống GD để có những điều chỉnh, bổ sung và chỉ đạo kịp thời. Mục đích của kiểm tra đánh giá

  33. Định hướng chung về đổi mới PPDH đối với mỗi môn học của giáo viên Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của HS, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng SGK, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin,...), =>Trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo về tư duy cho HS. Phábỏcôngthức 2-4-8: 2 bìasách, 4 bứctường, 8 giờtrênlớp. (2) Chọn lựa và sử dụng một cách linh hoạt các PPDH chung và PPDH đặc thù của môn học để thực hiện, đảm bảo được nguyên tắc“HS tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của GV”.

  34. Định hướng chung về đổi mới PPDH đối với mỗi môn học của giáo viên (3) Việc sử dụng PPDH gắn chặt với các HTDH: -Tuỳ theo MT, ND, ĐT, ĐK DHcụ thể màcó những HTDH thích hợpnhư: học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... - Chuẩn bị tốt về PPDH giờ thực hành đểđảm bảo yêu cầu rèn luyện KN, vận dụng KTvào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho HS. (4)Sử dụng đủ, hiệu quả các TBDHtối thiểu; TBDH tự làm phù hợp với nội dung học và đối tượng HS; ứng dụng hợp lý CNTT-TT.

  35. Đặc trưng cơ bản việc đổi mới PPDH của GV (1) DH thông quatổ chức liên tiếp các hoạt động HT, từ đó giúpHS tự khám phá những điều chưa biếtchứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. =>GV là người tổ chức và chỉ đạo - HS tiến hành các hoạt động học tậpnhư: nhớ lại KT cũ, phát hiện KT mới, vận dụng sáng tạo KT đã biết vào các tình huống học tập hoặc thực tiễn,...

  36. Đặc trưng cơ bản việc đổi mới PPDH của GV (2) Chú trọngrèn luyện cho HS những tri thức phương phápđể họ biết cách đọc SGK, tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những KT đã có, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện KT mới,... Tri thức PPthường là những quy tắc, quy trình, phương thức hành động; Rèn luyện cho HScác thao tác tư duynhư:phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… => dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo của HS.

  37. Đặc trưng cơ bản việc đổi mới PPDH của GV (3) Tăng cường phối hợphọc cá thểvớihọc hợp táctheo phương châm“tạo ĐK cho HS nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”. => Mỗi HS vừa cố gắngtự lực một cách độc lập, vừahợp tác chặt chẽ với nhautrong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới. => Lớp học trở thànhmôi trường giao tiếp thầy–trò và trò–trònhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ HT chung.

  38. Đặc trưng cơ bản việc đổi mới PPDH của GV (4). Chú trọng việc đánh giá kết quả học tập: => Chú trọngđánh giá theo mục tiêu bài họctrong suốt tiến trình DH thông qua hệ thống câu hỏi, BT, trình diễn kết quả,... => Chú trọngphát triển KN tự đánh giá và đánh giá lẫn nhaucủa HS với nhiều hình thức như: theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.

  39. Định hướng chung về đổi mới KTĐG (1) Đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp họclà biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục, cóvai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả giáo dục HS. (2) Đánh giá cầnphải dựa theo chuẩn KT, KNtừng môn học, hoạt động giáo dục từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về KT, KN, thái độ của HS của cấp học.

  40. Định hướng chung về đổi mới KTĐG (3) Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì; đánh giá quá trình và đánh giá kết quả; giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS; đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng; ĐG trên lớp học và trên diện rộng. (4) Kết hợp giữa hình thứcđánh giá bằng TNKQ và tự luận. (5) Cần cócông cụ đánh giá thích hợpnhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp GV và HS điều chỉnh kịp thời việc dạy - học.

  41. Đặc trưng cơ bản của đổi mới KTĐG kết quả học tập môn học (1)Xác định được mục đíchchủ yếu của đánh giá kết quả HT là so sánh năng lực của HS với mức độ yêu cầu của chuẩn KT, KN môn học để từ đó cải thiện kịp thời hoạt động DH. (2)Thực hiện tốt kỹ thuật đánh giá,tiến hành đánh giá kết quả HT môn học theo 3 công đoạn: Thu thập thông tin; Phân tích và xử lý thông tin; Xác nhận kết quả HT, ra quyết định điều chỉnh hoạt động dạy học. (3) Quan tâm đếnsự phản hồi và thông tin phản hồi. (4) Chú trọngphát triển KN tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS.

  42. Ba công đoạn của việc KTĐG (i) Thu thập thông tin: - Thông tin được thu thậptừ nhiều nguồn, nhiều hình thức và PP(quan sát trên lớp, làm bài KT, sản phẩm học tập, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau,...); - Lựa chọn được nhữngnội dung đánh giá cơ bản, trọng tâm;xác định đúng mức độ yêu cầu mỗi nội dung(nhận biết, thông hiểu, vận dụng,...) dựa trên chuẩn KT-KN; - Sử dụngđa dạng công cụ đánh giá(đề KT viết, câu hỏi trên lớp, phiếu HT, BT về nhà,...); thiết kế cáccông cụ đánh giá đúng kỹ thuật(câu hỏi, BT phải đo lường được mức độ của chuẩn; kết hợp TNKQ hay tự luận, cấu trúc đề KT khoa học và phù hợp,...);tổ chức thu thập các thông tin chính xác, trung thực.

  43. Ba công đoạn cơ bản của KTĐG (ii) Phân tích và xử lý thông tin: - Các thông tin định tính về thái độ, năng lực học tập thu được qua quan sát, trả lời miệng, trình diễn,... đượcphân tích theo nhiều mức độ với tiêu chí rõ ràngvàđược lưu trữ thông qua sổ theo dõihàng ngày. - Cácthông tin định lượng qua bài KT được chấm điểm theo đáp án/hướng dẫn chấmđảm bảo đúng, chính xác và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật; số lần KT, thống kê điểm TB, xếp loại học lực,… theo đúng quy chế đánh giá, xếp loại ban hành. - Các nhân tố tác động đến quá trình dạy học

  44. Ba công đoạn cơ bản của KTĐG (iii) Xác nhận kết quả học tập: - Xác nhận HSđạt hay không mục tiêutừng chủ đề, cuối lớp học, cuối cấp học dựa vào các kết quả định lượng và định tính với chứng cứ cụ thể, rõ ràng; -Phân tíchsự tiến bộ HTvừa căn cứ vào kết quả đánh giá quá trình và kết quả đánh giá tổng kết, vừa căn cứ vào thái độ HT và hoàn cảnh gia đình cụ thể. -Ra QĐ cải thiện kịp thời hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS; các QĐ đối với HS(lên lớp, thi lại, ở lại lớp, khen thưởng,…); thông báo kết quả HT của HS cho các bên liên quan (HS, CMHS, HĐSP, quản lý cấp trên,…). -Góp ý và kiến nghị với cấp trênvề chất lượng CT, SGK, cách tổ chức thực hiện KHGD,...

  45. 1) Đối với giáo viên: - Đông đảo GV có nhận thức đúng đắn về đổi mới PPDH. Nhiều GV đã xác định rõ sự cần thiết và mong muốn thực hiện đổi mới PPDH, KTĐG. - Một số GV đã vận dụng được các PPDH, KTĐG tích cực trong dạy học; kĩ năng sử dụng TBDH và ứng dụng CNTT - TT trong tổ chức hoạt động dạy học được nâng cao; vận dụng được qui trình KTĐG theo hướng đổi mới. Vài nét về tình hình đổi mới PPDH trong những năm qua (tt)

  46. Vài nét về tình hình đổi mới PPDH trong những năm qua (tt) 2) Công tác quản lí - Từ năm 2002 bắt đầu triển khai CT-SGK mới đã chú trọng đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của HS. - Các Sở, Phòng GDĐT đã chỉ đạo các trường thực hiện các hoạt động đổi mới PPDH thông qua tổ chức hội thảo, bồi dưỡng, tập huấn về PPDH, đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn; tổ chức thi GV giỏi các cấp, động viên khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đổi mới PPDH, KTĐG và nhiều hoạt động hỗ trợ chuyên môn khác.

  47. - Trong vài năm nay đã bắt đầu quan tâm đổi mới hình thức và phương pháp tổ chức thi, KTĐG như: áp dụng ma trận đề thi; đề các môn KHXH được ra theo hướng "mở", gắn với thực tế cuộc sống, hạn chế yêu cầu học thuộc máy móc, phát huy suy nghĩ độc lập của HS - Bước đầu tổ chức đánh giá trên diện rộng quốc gia và quốc tế: lớ 9, lớp 11 và các kì đánh giá HS quốc tế (PISA, PASEC). - Một số Sở đã bước đầu tổ chức Hội thi KH-KT của HS phổ thông. Vài nét về tình hình đổi mới PPDH trong những năm qua (tt)

  48. c) Tăng cường CSVC và TBDH - CSVC phục vụ đổi mới PPDH, KTĐG được chú trọng. Nhiều dự án của Bộ đã và đang được triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước đã từng bước cải thiện điều kiện dạy học và áp dụng CNTT - TT ở các trường phổ thông, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đổi mới PPDH, KTĐG. - Bộ chủ trương tăng cường hoạt động tự làm TBDH của GV và HS, tạo điều kiện thuận lợi cho sự chủ động, sáng tạo của GV và HS. Vài nét về tình hình đổi mới PPDH trong những năm qua (tt)

  49. - Hoạt động đổi mới PPDH ở trường phổ thông chưa mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là PPDH chủ đạo của nhiều GV. - Số GV thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các PPDH và sử dụng các PPDH tích cực chưa nhiều. - Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lí thuyết. Việc trang bị KNS, KN giải quyết các tình huống thực tiễn cho HS thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa được quan tâm. - PP dạy và PP học chưa được đổi mới đồng bộ. - Việcứng dụng CNTT, sử dụng các TBDH chưa được thực hiện rộng rãi, hợp lý và hiệu quả. Hạn chế của việc đổi mới PPDH

  50. - Hoạt động KTĐG chưa bảo đảm yêu cầukhách quan, chính xác, công bằng; việc KTĐG chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức đã dẫn đến tình trạng GV và HS duy trì dạy học theo lối "đọc-chép" thuần túy, HS học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức. - Nhiều GV chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra nên các bài kiểm tra còn mang tính chủ quan của người dạy. Hạn chế của việc đổi mới KTĐG

More Related