1 / 26

TỔNG QUAN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

TỔNG QUAN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ. Người trình bày TS Nguyễn Mạnh Bình. I. QUAN NIỆM CHUNG VỀ CHÍNH TRỊ VÀ QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ.

manasa
Download Presentation

TỔNG QUAN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Người trình bày TS Nguyễn Mạnh Bình

  2. I. QUAN NIỆM CHUNG VỀ CHÍNH TRỊ VÀ QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ • Khái niệm chính trị là:phạm vi hoạt động gắn với những quan hệ giữa các giai cấp, các nhóm xã hội, các dân tộc, các quốc gia trong việc giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước.

  3. Màu xanh là quyền lực nhà nước (công quyền) Tôn giáo Cácquốc gia Quyền lực nhà Nước Các giai cấp Các hiệp hội Các dân tộc

  4. 2. Khái niệm quyền lực chính trị là: Quyền lực của một giai cấp hay liên minh giai cấp thực hiện sự thống trị chính trị thông qua quyền lực nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích giai cấp của mình và lợi ích chung của xã hội.

  5. Quyền lực nhà nước Khái niệm quyền lực nhà nước: được tổ chức thành một hệ thống thiết chế và có khả năng sử dụng các công cụ để buộc các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau phục tùng ý chí của giai cấp thống trị xã hội. -Quyền lực Nhà nước thể hiện bản chất giai cấp -Quyền lực Nhà nước thể hiện tính xã hội (quyền lực công), hướng công đồng vào việc thực hiện những chuẩn mực chung của xã hội. Bảo đảm trật tự xã hội

  6. 3. Quyền lực chính trị qua các thời kỳ lịch sử 3.1. Trong thời kỳ chiến hữu nô lệ, toàn bộ quyền lực chính trị nằm trong tay giai cấp chủ nô 3.2. Trong thời kỳ phong kiến quyền lực chính trị nằm trong tay giai cấp địa phong kiến, thông qua hai hình thức quyền lực thế tục nhà nước và và quyền lực tôn giáo (thần quyền)

  7. 3.3. Trong xã hội tư bản, quyền lực chính trị là sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường phản ánh sự cạnh tranh về quyền lực chính trị giữa các đảng chính trị và các nhóm lợi ích xã hội 3.4. Trong chủ nghĩa xã hội quyền lực chính trị thuộc về nhân dân

  8. 4. Thể chế chính trị-Khung pháp lý của quyền lực chính trị Thể chế chính trị là toàn bộ những những quy định của nhà nước về chế độ chính trị của một quốc gia Chế độ chính trị là những quy định phương thức thực hiện quyền lực nhà nước thông qua hệ thống chính trị nhằm đạt mục đích của giai cấp thống trị trong xã hội

  9. Thể chế chính trị bao gồm 2 bản chất và cơ cấu tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước • Bản chất của nhà nước thể hiện quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp nào, trong đó quy định quan hệ giữa nhà nước và công dân, nguyên tắc hoạt động của thực thi quyền lực nhà nước • Cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước, độc đoán chuyên quyền (tập quyền), phân quyền, quyền lực nhà nước thống nhất. Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và địa phương

  10. II. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ-THIẾT CHẾ THỰC HIỆN QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ 1.Quan niệm chung về hệ thống chính trị là hệ thống các tổ chức chinh trị (đảng), các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội có mối quan hệ với quyền lực chính trị Quan hệ sản xuất quy định bản chất và xu hướng hoạt động của hệ thống chính trị

  11. 2. Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay 2.1.Khái niệm, đặc điểm hệ thống chính trị - Khái niệm hệ thống chính trị là: Tổng thể các lực lượng chính trị bao gồm Đảng Cộng sản, Nhà nước, các tổ chức chính tri-xã hội hoạt động theo một cơ chế nhất định, nhằm bảo đảm quyền lực chính trị thuộc về nhân dân và thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

  12. - Đặc điểm hệ thống chính trị Thứ nhất, bản chất giai cấp của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa thể hiện bản chất giai cấp công nhân, là giai cấp tiên tiến, cách mạng, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân và dân tộc Thứ ba, bản chất dân chủ thể hiện việc giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân • Thứ tư, Bản chất thống nhất về lợi ích căn bản giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, đôi ngũ tri thức và nhân dân.

  13. 2.2. Các bộ phận cấu thành trong hệ thống chính trị 2.2.1. Vị trí, vai trò, phương thức hoạt động của Đảng trong hệ thống chính trị • Vị trí Đảng cộng sản lãnh đạo thông qua đường lối, chủ trương, định hướng hoạt động của hệ thống chính trị • Vai trò là điều kiện bảo đảm hệ thống chính trị giữ vững bản chất giai cấp công nhân, đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân.

  14. Phương thức lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị Thứ nhất, Đảng đề ra đường lối chủ trương về phát triển kinh tế-xã hội, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và những quan hệ chủ yếu trong đời sống xã hội Thứ hai, Đảng giới thiệu các đảng viên có phẩm chất chính trị, năng lực, đạo đức để nhân dân lựa chọn bầu vào các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước Thứ ba, Đảng kiểm tra các cơ quan nhà nước thể chế đường lối, chủ trương thành các chính sách, pháp luật, nghị quyết của các tổ chức chính trị-xã hội và thông qua đó kiểm nghiệm khắc phục, hoàn thiện hơn nũa chủ trướng, đường lối của Đảng phù hợp với quy luật xã hội và lợi ích của nhân dân. * Các tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

  15. 2.2.2. Nhà nước trong hệ thống chính trị • Vị trí: Nhà nước là trung tâm, trụ cột của hệ thống chính trị, có nhà nước mới có hệ thống chính trị • Vai trò: Nhà nước là bộ máy trực tiếp thực thi quyền lực chính trị, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, ý chí nguyện vọng của nhân dân, quản lý nền kinh tế, văn hóa, xã hội, duy trì trật tự, an ninh, quốc phòng, bảo vệ chế độ chính trị

  16. Phương thức hoạt động của Nhà nước • Phương thức hoạt động của nhà nước thông qua ba hình thức bao gồm: Lập pháp ban hành luật, hành pháp thực thi pháp luật, tư pháp bảo vệ pháp luật • Nhà nước ban hành pháp luật, xác định phạm vi, thẩm quyền của mỗi cơ quan nhà nước trong quản lý xã hội, nhằm bào đảm quyền lực nhà nước hoạt động trong phạm vi của pháp luật, có hiệu lực và hiệu quả, tránh lạm quyền, làm trái pháp luật, đồng thời ban hành cơ chế phòng ngừa quan liêu, tham nhũng, vô trách nhiệm của cán bộ, công chức nhà nước

  17. Hoạt động của nhà nước • Nhà nước ban hành pháp luật bảo vệ quyền con người, quyền công dân quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm duy trì trật tự xã hội, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp cùa công dân • Nhà nuớc có đủ năng lực quản lý nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trật tự an ninh và quốc phòng, nhằm mục đích nâng cao đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân • Như vậy,Nhà nước là bộ máy tố chức thực thi quyền lực chính trị, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước trước nhân dân quản lý toàn bộ mọi hoạt động của xã hội, để xây dựng chủ chĩa xã hội

  18. 2.2.3. Các tổ chức chính trị- xã hội trong hệ thống chính trị • Khái niệm các tổ chức chinh trị-xã hội là: Tập hợp quần chúng nhân dân liên kết theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho thành viên của mình • Vị trí: thay mặt cho thành viên của mình tham gia quyền lực chinh trị

  19. Vai trò Tập hợp ý chí nguyện vọng của các thành viên phản biện, đóng góp dự thảo và đề nghị điều chỉnh, sửa đổi chính sách, pháp luật, giám sát hoạt động các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức thực thi quyền lực nhà nước, tuyên truyền vận động các thành viên tự giác chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.

  20. Phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội • Tham gia vào quá trình thành lập các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên tiến hành hội nghị hiệp thương xác định cơ cấu, tiêu chuẩn, lựa chọn người ra ứng cứu đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và xem xét tư cách đại biểu, tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bầu cử, đề nghị Hội đồng nhân dân bầu hội thẩm nhân dân, tham gia tuyển dụng Kiểm sát viên, Thẩm phán;

  21. Tham gia vào quá trình phản biện, dự thảo chính sách, pháp luật hoặc đề nghị nhà nước điều chỉnh, sửa đổi, hủy bỏ những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. • Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên được mời tham gia kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân, phiên họp của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân, phát biểu ý nguyện của nhân dân để các cơ quan nhà nước thảo luận quyết định

  22. Phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội • Tham gia vào quá trình giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân và thực hiện thanh tra nhân dân ở cơ sở, các quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp; tham gia các phiên tòa xét xử bảo vệ lợi ích thành viên của mình tham gia hội đồng khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức • Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho các thành viên của mình, tự giác chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước

  23. 2.3. Vai trò của nhân dân trong việc thực hiện quyền lực chính trị Lợi ích của nhân dân là động lực cơ bản của cơ chế vận hành quyền lực chính trị Nhân dân tham gia vào đời sống chính trị thông qua bầu cử cơ quan quyền lực nhà nước, trưng cầu dân ý, giám sát hoạt động các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước

  24. 2.4. Đổi mới hệ thống chính trị Một là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng chỉnh đốn Đảng thực sự vững mạnh chính trị, tư tưởng, thường xuyên đổi mới trình độ, trí tuệ, năng lực lãnh đạo và tổ chức, trong sạch Hai là, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, cải cách nề hành chính, cải cách tư pháp Ba là, tiếp tục đổi mới phương thức tổ chức và hoạt động các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước khắc phục hành chính hóa về tổ chức và hoạt động về quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị.

  25. III. CHÍNH TRỊ QUỐC GIA TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 1. Chính trị quốc tế và hội nhập giữa các quốc gia

  26. Bài giảng kết thúc Xin chân thành cám ơn sự theo dõi và xây dựng bài của các đồng chí!

More Related