80 likes | 300 Views
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG TRƯỜNG THCS. B¸o c¸o viªn : NguyÔn Thanh L¬ng. Bài 2 MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG THCS. I. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KNS.
E N D
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG TRƯỜNG THCS B¸o c¸o viªn : NguyÔn Thanh L¬ng
Bài 2 MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG THCS
I. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KNS • Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày • Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
II.Nguyên tắc giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông • Tương tác: KNS được hình thành trong quá trình tương tác với người khác • Trải nghiệm: KNS được hình thành khi người học được trải nghiệm trong các tình huống thực tế • Tiến trình: KNS không thể được hình thành “ngày một, ngày hai”; nhận thức – hình thành thái độ - thay đổi hành vi • Thay đổi hành vi: giúp người học hình thành hành vi tích cực, thay đổi giá trị, thái độ và hành vi trước đó • Thời gian – môi trường giáo dục: • càng sớm càng tốt đối với trẻ em, • ở lứa tuổi nào cũng cần học, rèn luyện và củng cố KNS • mọi lúc mọi nơi (nhà trường, gia đình, cộng đồng) • Trong nhà trường GD KNS trên giờ học hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp
Gieo hành vi gặt thói quen Gieo thói quen gặt nhân cách Kĩ năng sống Phương pháp Kĩ thuật dạy học, … Bối cảnh (Không gian, Thời gian, Nội dung,…) Trải nghiệm
III. Các KNS cần giáo dục cho HS THCS Cần giáo dục cho HS THCS những KNS nào? Từng nhóm nghiên cứu KNS được phát và chuẩn bị trình bày trước lớp về: bản chất, ý nghĩa, mối liên quan với các KNS khác, ví dụ của KNS đã được nghiên cứu
Kĩ năng tự nhận thức Kĩ năng đặt mục tiêu Kĩ năng xác định giá trị Kĩ năng kiên định Kĩ năng sống Kĩ năng kiểm soát cảm xúc KN giải quyết vấn đề KN ứng phó với căng thẳng Kĩ năng ra quyết định KN tìm kiếm sự hỗ trợ Kĩ năng tư duy phê phán Kĩ năng giao tiếp Kĩ năng hợp tác Kĩ năng lắng nghe tích cực KN giải quyết mâu thuẫn KN thể hiện sự cảm thông Kĩ năng thương lượng ….
Kết luận: • Nội dung GDKNS cho HS THCS tập trung vào các kĩ năng Tâm lý - Xã hội. Việc hình thành những kĩ năng này phải gắn kết và song hành với việc hình thành các kĩ năng học tập (funtional skills) như: đọc, viết, tính toán, máy tính… • Nội dung GDKNS cần được vận dụng linh hoạt tuỳ theo từng lứa tuổi, cấp học, môn học, hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể. Ngoài các KNS cơ bản trên, tùy theo đặc điểm vùng, miền, địa phương, GV có thể lựa chọn thêm một số KNS khác để giáo dục cho HS của trường, lớp mình cho phù hợp.