1 / 18

Trường đại học giao thông vận tải

Trường đại học giao thông vận tải. Chuyên đề vật liệu xây dựng mới. GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG. Giáo viên hướng dẫn. TS Thái Khắc Chiến. Danh sách thành viên :. Hoàng Anh Phúc Nguyễn Văn Ngọc Đỗ Ngọc Huy Nguyễn Hà Nguyên Phùng Văn Hạ Trịnh Đình Nam Hoàng Mạnh Cường Nguyễn Bá Việt

winda
Download Presentation

Trường đại học giao thông vận tải

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Trường đại học giao thông vận tải Chuyên đề vật liệu xây dựng mới GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG

  2. Giáoviênhướngdẫn TS TháiKhắcChiến Danhsáchthànhviên : HoàngAnhPhúc NguyễnVănNgọc ĐỗNgọcHuy NguyễnHàNguyên PhùngVănHạ TrịnhĐình Nam HoàngMạnhCường NguyễnBáViệt NguyễnĐìnhHùng

  3. Các nội dung chính

  4. I. TỔNG QUAN GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG: • Gạch không nung là loại gạch xây sau khi được tạo hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học: cường độ nén, uốn, độ hút nước ... mà không cần qua quá trình nung ở nhiệt độ cao. • Độ bền của viên gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép vào viên gạch và thành phần kết dính của chúng. sức nén viên gạch không nung tối đa đạt 35Mpa. • Trong quá trình sử dụng gạch không nung các phản ứng hoá đá trong hỗn hợp tạo gạch sẽ tăng dần độ bền theo thời gian. • Tất cả các tổng kết và thử nghiệm trên đã được cấp giấy chứng nhận: Độ bền, độ rắn viên gạch không nung tốt hơn gạch đất sét nung đỏ và đã được kiểm chứng ở tất cả các nước trên thế giới: Mỹ, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản. • Gạch không nung có khoảng 300 tiêu chuẩn quốc tế khác nhau với kích cỡ viên gạch khác nhau,

  5. Có nhiều loại gạch không nung hiện nay đang sử dụng như: • Gạch papanh: là loại gạch không nung được sản xuất từ phế thải công nghiệp như xỉ than, vôi bột, được sử dụng lâu đời ở nước ta. Gạch có cường độ thấp từ 30-50kg/cm2 chủ yếu dùng cho các loại tường ít chịu lực. • Gạch Block: là loại gạch được hình thành từ đá vụn, cát, xi măng có cường độ chịu lực cao có thể xây nhà cao tầng. • Gạch xi măng - cát: là loại gạch được tạo thành từ cát và xi măng. • Gạch không nung tự nhiên: là loại gạch hình thành từ các biến thể và sản phẩm phong hóa của đá bazan. Loại gạch này chủ yếu sử dụng ở các vùng có nguồn puzoland tự nhiên, hình thức sản xuất tự phát, mang tính chất địa phương, quy mô nhỏ ... • Gạch siêu nhẹ: sản xuất bằng công nghệ bọt khí. Thành phần cơ bản: Xi măng, tro bay nhiệt điện, cát mịn, phụ gia tạo bọt. Sản phẩm đã được kiểm định chất lượng vượt TCXDVN: 2004 về cường độ chịu nén đối với tỷ trọng D800.

  6. GạchBlock Gạch siêu nhẹ

  7. II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG TRÊN THẾGIỚI VÀ Ở VIỆT NAM: 1. Tình hình phát triển gạch xây dựng không nung trên thế giới: • Với lợi ích to lớn góp phần tiết kiệm tài nguyên, đặc biệt là đất nông nghiệp, giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội, vật liệu xây không nung đã được phát triển ở nhiều nước trên thế giới từ lâu. Do có những ưu điểm vượt trội như trên, nên các nước phát triển hiện nay đã sản xuất vật liệu không nung chiếm trên 70% sản lượng sản xuất hàng năm. Còn lại gần 30% vật liệu nung được chuyển đổi sang sản xuất chủ yếu cho vật liệu trang trí cao cấp.

  8. 2. Tình hình phát triển gạch xây dựng không nung ở Việt Nam: • Ở Việt Nam, hiện tại vật liệu nung đang chiếm tỷ lệ hơn 93% , còn vật liệu không nung chỉ chiếm chưa đến 7% trong tổng sản lượng gạch ngói xây. Như vậy vật liệu xây dựng không nung kém phát triển không những trong nước mà còn cách biệt quá xa so với các nước trong khu vực và thế giới. • Hiện nay, cả nước có khoảng gần 900 cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung, với tổng công suất 1529 triệu viên (quy tiêu chuẩn)/năm. Tính cả khoảng 350 cơ sở sản xuất có công suất rất nhỏ (dưới 1 triệu viên/năm), tổng công suất gạch không nung là khoảng 1700 triệu viên/năm. • Theo đánh giá chung, sản xuất vật liệu xây không nung vẫn chủ yếu ở quy mô rất nhỏ bé, manh mún, tự phát, tỷ lệ cơ sở sản xuất có công suất vừa và lớn tương đối thấp (28%). Việt Nam chưa có một số loại gạch không nung như gạch silicat, gạch bêtông khí chưng áp... mà các loại này tương đối phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.

  9. III. TÍNH CHẤT GẠCH KHÔNG NUNG VÀ NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT • Tính chất gạch không nung: Có nhiều loại gạch không nung hiện nay đang được sử dụng, mỗi loại lại có những tính chất riêng. Tuy nhiên, nói chung gạch không nung có những đặc điểm sau: • Không dùng nguyên liệu đất sét để sản xuất. Trong khi gạch nung lấy đất sét chủ yếu từ nguồn đất nông nghiệp, làm giảm diện tích sản xuất cây lương thực, đây đang là mối đe dọa mang tính toàn cầu hiện nay. • Không dùng nhiên liệu như than, củi.... để đốt do đó tiết kiệm nhiên liệu và không thải khói bụi gây ô nhiễm môi trường. • Sản phẩm có tính chịu lực cao, cách âm, cách nhiệt, chống cháy, chống thấm, chống nước, kích thước chuẩn xác, quy cách hoàn hảo hơn vật liệu nung. Giảm thiểu được kết cấu cốt thép, rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm vữa xây, giá thành hạ. Cường độ chịu lực có thể đáp ứng theo nhu cầu sử dụng. Đây là đặc tính mà gạch nung không thể chịu được. Đối với những vị trí yêu cầu cường độ rất cao (300 – 400 kG/cm2) thì gạch nung không đáp ứng được. Đối với những vị trí yêu cầu cường độ thấp (chỉ mang tính chất tường ngăn) thì cho phép giảm lượng xi măng phối liệu để đảm bảo giá thành vừa phải, tránh lãng phí..

  10. Có thể tạo hình sản phẩm đa dạng, nhiều màu sắc khác nhau, kích thước khác nhau, thích ứng tính đa dạng trong xây dựng, nâng cao hiệu quả kiến trúc. Có hiệu quả trong xây dựng rõ ràng, phù hợp với các TCVN do bộ xây dựng công bố. Kích thước viên gạch lớn hơn nhiều so với gạch nung (gấp từ 2 đến 11 lần thể tích viên gạch nung), cho phép giảm được chi phí nhân công, đạt được tiến độ nhanh hơn cho các công trình xây dựng. Ngoài ra lượng vữa dùng để xây tường bằng gạch không nung và trát giảm tới 2,5 lần so với gạch đất nung • Cơ sở sản xuất có thể phát triển theo nhiều quy mô khác nhau, không bị khống chế nhiều về mặt bằng sản xuất. Vốn đầu tư thấp hơn vật liệu nung. Xây dựng nhà máy ở khắp mọi địa hình từ hải đảo tới đỉnh núi cao. • Được sản xuất từ công nghệ, thiết bị tiên tiến nên gạch không nung có chất lượng hoàn thiện, quy cách sản phẩm chuẩn xác. Máy móc thiết bị dây chuyền tự động chế tạo được cả trong và ngoài nước. • Phụ gia vật tư sẵn có trên thị trường. • Sản xuất từ thủ công tới tự động hóa hoàn toàn. • Giá thành hạ hơn so với gạch nung. • Nếu có chất độn nhẹ (ví dụ sỏi keramzit, đá basalt nhẹ, than xỉ…) thì trọng lượng viên gạch giảm đáng kể.

  11. Các đặc điểm nổi bật của gạch không nung

  12. 2. Nguyên liệu sản xuất gạch không nung: • Nguồn nguyên liệu sản xuất gạch không nung rất dồi dào, dễ tìm. • Có thể tận dụng nguồn đất ít có giá trị kinh tế như đất đồi (các loại) tại các vùng trung du và miền núi, các loại đất sét ven sông, đất thải từ các công trình đào móng nhà, hầm lò, ao hồ, các loại đất, đá tại các công trường khai thác quặng .... • Tận dụng các nguồn phế thải rắn như vật liệu xây dựng bê tông, gạch vỡ cát, đá sỏi, xỉ lò, các bã thải quặng bô xít ... bê tông hóa các rác ô nhiễm. • Tuỳ theo loại gạch mà nguyên liệu đất có thể sử dụng lên đến 50 – 70%.

  13. IV. CÔNG NGHỆ VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG • Nguyên liệu sau khi sơ chế sẽ qua các công đoạn trộn thành dung dịch, đổ khuôn để đưa vào buồng lưu hoá. Tại đây phản ứng hoá học xảy ra làm dung dịch trong khuôn tăng lên về thể tích do xuất hiện hàng triệu bọt khí. • Sau khi giai đoạn lưu hoá kết thúc, dung dịch đóng thành bánh và đạt được độ kết dính nhất định. Bánh sẽ được đưa vào máy cắt theo kích thước chuẩn rồi chuyển qua buồng hấp và được xử lý từ 10 - 11 giờ để đảm bảo gạch có độ cứng tốt nhất.

  14. V. ỨNG DỤNG GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ • Với công nghệ “đất hoá đá”, các chủ đầu tư có thể tận dụng các nguồn phế thải rắn tại chỗ như bê tông, gạch vỡ, cát, đá sỏi, xỉ lò, các bã quặng bô xít để sản xuất gạch, vừa giảm thiểu chi phí vận chuyển, vừa tránh ô nhiễm môi trường vì gạch không qua khâu nung đốt nên không thải khí CO2 ra môi trường, lại xử lý được các chất phế thải công nghiệp • Ưu điểm của viên gạch không nung là giá thành chỉ bằng 2/3 viên gạch nung nhưng có độ cứng gần gấp 2 lần viên gạch nung, các chỉ tiêu về kỹ thuật và an toàn vật liệu đều đạt và vượt yêu cầu kỹ thuật => Đây là bài toán kinh tế rất có lợi cho người tiêu dùng khi sử dụng gạch không nung . • Sản xuất gạch xây dựng không nung còn giúp tiết kiệm đất nông nghiệp, làm sạch đất chứa phế thải.=>Sản xuất gạch không nung là giải pháp bảo vệ môi trường hiệu quả

  15. VI. KẾT LUẬN • Cùng tăng trưởng với nền kinh tế, ngành công nghiệp XD cũng không ngừng gia tăng giá trị. Việc lựa chọn gạch không nung trong giai đoạn hiện nay cho CNXD là chiến lược phát triển đúng chủ trương HĐH CNH nền kinh tế, đồng thời cũng là sự thể hiện trách nhiệm của chúng ta với môi trường sống hôm nay và mai sau. • Việc phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung có tác dụng tiết kiệm đất nông nghiệp, giảm thiểu khí phát thải gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội.

More Related