1 / 29

Trường THPT Thái Phiên

Trường THPT Thái Phiên. Nhóm 1 : Đỗ Thị Thuý Quyên Đoàn Thị Thuỷ Nguyễn Thị Huệ Trần Thị Thuý Vy Giáo án : Hoạt động giáo dục hướng nghiệp - Lớp 12. Chủ đề 5 : Tư vấn chọn nghề. I. Mục tiêu :

astrid
Download Presentation

Trường THPT Thái Phiên

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Trường THPT Thái Phiên • Nhóm 1 : Đỗ Thị Thuý Quyên Đoàn Thị Thuỷ Nguyễn Thị Huệ Trần Thị Thuý Vy • Giáo án : Hoạt động giáo dục hướng nghiệp - Lớp 12

  2. Chủ đề 5 : Tư vấn chọn nghề • I. Mục tiêu : • Biết được ý nghĩa và sự cần thiết của tư vấn trước khi chọn nghề. • Biết cách thức thực hiện các bước của quy trình tư vấn chọn nghề. • Biết lắng nghe, phân tích, chọn lọc được các ý kiến tư vấn để chọn được nghề phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu nhân lực của xã hội. • Có ý thức lắng nghe và chọn lọc ý kiến người khác để chọn nghề phù hợp, không chọn nghề theo cảm tính và dư luận xã hội.

  3. II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: • 1. Giáo viên:- Chuẩn bị các nội dung tư vấn, lường trước các câu hỏi, các tình huống của học sinh, chuẩn bị đáp án.- Có thể mời các chuyên gia (giáo viên bộ môn, đại diện ban chấp hành đoàn trường, ban đại diện cha mẹ học sinh.- Họp cán bộ lớp thống nhất mục đích và yêu cầu của hoạt động.- Gợi ý để HS đọc sách báo, tài liệu có liên quan đến các ngành nghề khác nhau. • Phân phát trước “ bảng xác định đối tượng lao động cần chọn” cho học sinh. • Thu thập những băn khoăn, thắc mắc, những chỉ số tâm sinh lí cũng như nguyện vọng và quyết định chọn nghề của học sinh. • Chuẩn bị một số phép đo “chú ý”, “tư duy” để học sinh có thể làm ngay trên lớp.

  4. 2. Học sinh: • - Lớp trưởng phổ biến nội dung và hình thức hoạt động để học sinh chuẩn bị câu hỏi, tình huống những thắc mắc của bản thân về chủ đề tư vấn. • - Phân công các tổ trang trí, chuẩn bị tranh ảnh... • - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ xen kẽ. • - Tự chọn người dẫn chương trình. • Phát biểu với giáo viên, với cán bộ tư vấn những băn khoăn, vướng mắc, tâm tư và nguyện vọng về nghề nghiệp của mình. • Lập hồ sơ, chuẩn bị tư liệu nộp cho giáo viên. • Đọc kĩ và điền các mục trong “ Bảng xác định đối tượng lao động cần chọn”.

  5. III.Gợi ý tổ chức hoạt động theo chủ đề • Hoạt động 1: GV giải thích để cho HS hiểu khái niệm tư vấn chọn nghề và ý nghĩa cũng như sự cần thiết của những lời khuyên chọn nghề của các cơ quan hoặc của cán bộ tư vấn chọn nghề. • Trao đổi với HS về nơi cần đến để nhận được những lời khuyên về chọn nghề như bệnh viện, các trung tâm xúc tiến việc làm, trung tâm hướng nghiệp và Dạy nghề... • Nhận xét sơ bộ về những hồ sơ và tài liệu mà HS chuẩn bị, đồng thời nói rõ các tài liệu, hồ sơ cần bổ sungthêm trước khi đến các cơ quan tư vấn chọn nghề.

  6. Hoạt động 2 : Xác định đối tượng lao động mình ưa thích cũng như một số phẩm chất tâm lí cá nhân để đi vào các ngành, nghề mình dự kiến. HS đánh dấu vào những số phù hợp trong “Bảng xác định đối tượng lao động cần chọn” Làm một số phép thử và tự nhận xét về các phẩm chất tâm lí cá nhân của mình. Hoạt động 3 : GV giới thiệu và giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của Hs, đồng thời phân tích và đưa ra giải pháp đối với những thắc mắc điển hình.

  7. IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: • Người phụ trách : • Bí thư dẫn chương trình • MC mời 4 thành viên làm ban giám khảo & 3 thư ký làm việc.

  8. Trò chơi khởi động. • Chia lớp thành 2 nhóm, các nhóm lần lượt cử đại diện hát những bài hát có tên nghề • - Tuyên bố lý do.- Giới thiệu đại biểu.- Giới thiệu giáo viên chủ nhiệm, mời đại biểu chủ trì tư vấn.

  9. THẢO LUẬN VỀ Ý NGHĨA CÁC NGÀNH NGHỀ: • . 1. Thảo luận về việc tìm hiểu các ngành nghề: • - Giới thiệu một số nghề cơ bản. • - Ước mơ của bạn sẽ làm nghề gì? •  Mời HS phát biểu. • - Trước mắt chúng ta phải làm gì để đáp ứng được việc chọn nghề cho bản thân.

  10. 2. Chơi trò chơi: • - Viết sẵn 76 thăm theo các ngành nghề: Nông dân, Bác sĩ, giáo viên, xây dựng, ca sĩ, công an, bộ đội... • - Chia lớp thành 7 nhóm, cử đại diện lên bốc thăm, diễn đạt nghề, nhóm sẽ đoán "Ai là ai". • - Diễn văn nghệ xen kẽ.

  11. 3. Tiểu phẩm: "Chọn nghề": • Nội dung: Cha mẹ lan là bác sĩ, chính vì vậy, họ luôn mong muốn Lan sẽ nối nghiệp mình. Ngay từ nhỏ, cha mẹ đã cho Lan tiếp cận với nghề nghiệp này. mỗi lần lần được họ hướng dẫn Lan vào bệnh viện, kể cha Lan nghe về công việc của ngành y. Nhưng với Lan, bạn bạn không hề thích ngành này, bệnh nhân, máu, mùi ête là nổi ám ảnh đối với Lan... Trong kỳ thi đại học sắp tới, Lan rất phân vân không biết lựa chọn như thế nào? Theo nguyện vọng của cha mẹ trong hay theo ý thích của cá nhân. • - Diễn và xem tiểu phẩm. • - Nếu bạn là Lan bạn sẽ quyết định như thế nào? • (Các nhóm thảo luận, phát biểu). • - Giới thiệu phần kết của tiểu phẩm. • - Văn nghệ xen kẽ.

  12. V. TƯ VẤN NGHỀ: • - Gợi ý khuyến khích để học sinh nêu những câu hỏi, tình huống thắc mắc của bản thân về chủ đề. • - Nhà tư vấn lắng nghe chọn lọc các ý kiến thảo luận của HS, tổng hợp nhận xét, đưa ra lời bình và kết luận. • - Trong quá trình tư vấn xen kẽ các chương trình. • + Múa (bài ca xây dựng). • + Hát (người thầy, bài ca người giáo viên nhân dân). • - Khuyến khích học sinh cùng trao đổi, tranh luận để tìm câu trả lời. • * Ban giám khảo công bố điểm, phát thưởng. MC tuyên bố kết thúc hoạt động.

  13. Nghề là sản phẩm của xã hội loài người khi đã đạt tới một giai đoạn nhất định. Löïa choïn ngheà 1) Thế nào là nghề? • Nghề còn là hình thức hoạt động mà con người theo đuổi trong suốt cả cuộc đời.

  14. Các nhân một người không thể phù hợp với tất cả các nghề khác nhau mà chỉ có thể phù hợp với một nhóm nghề nào đó, thậm chí với chỉ một nghề. Löïa choïn ngheà 2) Vì sao phải chọn nghề ? • Thế giới nghề nghiệp rất rộng lớn, có hàng ngàn nghề khác nhau. • Hàng năm có nhiều nghề mất đi và xuất hiện nhiều nghề mới do sự phát triển của khoa học và công nghệ.

  15. Để chọn cho mình một nghề thích hợp cần phải dựa vào điều kiện của bản thân có đáp ứng được những yêu cầu của nghề hay không. Đây chính là cơ sở khoa học của việc chọn nghề. I\ Löïa choïn ngheà 3) Chọn nghề: A\ Chọn nghề là gì ? • Quá trình chọn nghề phải xuất phát từ sự nhìn nhận, đánh giá về nghề. Sau đó căn cứ vào hứng thú, sở trường của bản thân mà xác định một trong số những nghề hiện có trong xã hội. • Trong cuộc sống, vấn đề chọn nghề tiến hành theo hai hướng: Con người lựa chọn nghề nghiệp cho mình nhưng nghề nghiệp cũng lựa chọn đối tượng cho chính nó.

  16. Trong khi còn đang học ở cấp phổ thông, mỗi học sinh cần chuẩn bị cho mình sự sẵn sàng về tâm lí đi vào lao động nghề nghiệp, thể hiện ở các mặt sau: Löïa choïn ngheà 3) Chọn nghề: B\ Những nguyên tắc chọn nghề có cơ sở khoa học • Hiểu về một số nghề mà mình yêu thích, nắm chắc những yêu cầu của nghề đó đặt ra trước người lao động • Học tập thật tốt những môn học có liên quan đến việc học nghề với thái độ vui vẻ thoải mái. • Rèn luyện một số kĩ năng, kĩ xảo lao động mà nghề đó yêu cầu, một số phẩm chất, nhân cách mà người lao động trong nghề phải có • Tìm hiểu nhu cầu nhân lực của nghề và điều kiện theo trường học đào tạo.

  17. Ý nghĩa giáo dục: • Nhờ có việc làm ổn định và nghề phù hợp nhân cách của con người sẽ từng bước phát triển và hoàn thiện qua hoạt động nghề nghiệp.

  18. Muốn tồn tại, con người trước hết phải mãn những nhu cầu vật chất như ăn, mặc, ở, đi lại. . . Nếu tách rời nghề nghiệp con người không thể thoả mãn được những nhu cầu cơ bản đó. Cho dù trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ hoá, nghề nghiệp vẫn là phương tiện quan trọng giúp con người có điều kiện sinh sống, thoả mãn các nhu cầu vật chất lẫn tinh thần. I\ Löïa choïn ngheà 4) Tại sao con người phải gắn bó với một nghề nhất định ? Tại sao con người và nghề nghiệp không thể tách rời ? • Tất thảy những sữ theo đuổi tinh thần của con người đều trực tiếp hoặc gián tiếp có liên hệ khăng khít với nghề. Hạnh phúc, lí tưởng, sự nghiệp của con người có gắn bó máu thịt với nghề thì mới dài lâu và càng thêm ý nghĩa.

  19. Nghề nghiệp là phương tiện mà mỗi con người dựa vào đó để sống và thoả mãn các nhu cầu của đời sống vật chất và tinh thần như sự đam mê, lòng nhiệt huyết, lý tưởng. . . Löïa choïn ngheà 4) Tại sao con người phải gắn bó với một nghề nhất định ? • Con người chỉ thành công trên cuộc đời khi biết chọn nghề phù hợp với mình nhất.

  20. Tình huống 1 Có bạn cho rằng cứ học tập tốt đã đến năm lớp 12 xem bố mẹ bảo thi vào trường nào thì sẽ thi vào trường đó. Hãy cho ý kiến về quan đó. SÖÏ PHUØ HÔÏP NGHEÀ Tình huống 2 Trên báo thanh Thanh Niên đã đăng tin về một cô gái người Việt định cư ở nước ngoài, từ nhỏ cô đã say mê nghề thiết kế thời trang. Tuy vậy gia đình cô lại cho rằng nghề này không có tương lai, cũng chẳng phải là một nghề danh giá và ngăn cấm cô. Với sự đam mê của mình cô gái trẻ đã quyết tâm lên thành phố tự thuê nhà vừa làm vừa họcvề thời trang. Thế rồi cô cũng đạt được ước mơ của mình bằng việc giành được giải nhất thiết thời trang ngay trên đất khách và trở nên nổi tiếng. Hãy đánh giá về việc làm của cô gái đó.

  21. Sự phù hợp nghề là việc chọn nghề có cơ sở khoa học SÖÏ PHUØ HÔÏP NGHEÀ Thế nào là sự phù hợp nghề ? • Người chọn nghề có những đặc điểm tâm sinh lý phù hợp với yêu cầu do nghề đề ra với người lao động. VD: Về sự phù hợp với nghề lái xe

  22. SÖÏ PHUØ HÔÏP NGHEÀ Khả năng ước lược bằng mắt các khoảng cách và ước lượng tốc độ chính xác. Tính tình hoà nhã, không nóng nảy (biết tự kiềm chế). Xử lí nhanh các tình huống nhanh, bất ngờ. Không được va quẹt mọi đối tượng gặp trên đường. Biết nhường nhịn, không “nổi nóng” trong những trường hợp khó chịu, không vừa ý, bực mình Phân biệt bảng hiệu đèn màu Phản úng nhanh.

  23. Phù hợp hoàn toàn: Là trường hợp bộc lộ xu hướng, năng lực nổi trội năng khiếu với các đòi hỏi của nghề. SÖÏ PHUØ HÔÏP NGHEÀ Các mức phù hợp nghề: • Không phù hợp: Là không có các đặc điểm tâm sinh lí phù hợp với các đòi hỏi của nghề. • Phù hợp một phần: Tuy không có những chỉ định cơ bản nhưng học sinh không thể hiện xu hướng rõ ràng, không say mê gắn bó với nghề. • Phù hợp phần lớn: Có nhiều đặc điểm tâm sinh lí phù hợp với các đòi hỏi của nghề hoặc một nhóm nghề nhất định.

  24. Hãy phát biểu hứng thú nghề nghiệp của mình về những nghề mình thích và giải thích lí do (lưu ý đây chưa phải là nghề đã chọn) em thích ngheà gì

  25. ? Kể ra tên của một số nghề dự định trong tương lai theo thứ tự ưu tiên1 - ………………….2 - ………………….3 - …………………. IV\ BAÛN XU HÖÔÙNG VAØ CAÁU TRUÙC NGHEÀ NGHIEÄP 1) Tìm hiểu nghề lí tưởng của học sinh:

  26. ? Kể tên mười nghề mà mình quan tâm và thể hiện hứng thú bằng cách cho điểm. Nghề nào bạn thấy thích nhất coi là số 1 trong sự lựa chỏn của mình thì cho 10 điểm. Tùy theo mức độ không thích mà cho điểm 9, 8, 7. . . 3, 2 ,1. BAÛN XU HÖÔÙNG VAØ CAÁU TRUÙC NGHEÀ NGHIEÄP 2) Tìm hiểu hứng thú nghề nghiệp thông qua cách đánh giá của mổi học sinh đối với một sớ nghề bằng cách cho điểm.

  27. TÌM HIỂU XU HƯỚNG VÀ HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP CỦA HS • 1. Hãy cho điểm từ 1 đến 12 theo mức độ yêu thích của mình đối với những nghề sau đây: • Nghề nghiệp Điểm • - Công nhân giao thông vận tải............................. • - Công nhân xây dựng ......................................... • - Công nhân cơ khí ........................................... • - Công nhân dệt ..................................................... • - Giáo viên mẫu giáo hoặc THCS......................... • - Y tá hoặc y sĩ .................................................... • - Kỹ sư giao thông vận tải................................... • - Kỹ sưxây dựng................................................... • - Kỹ sư cơ khí....................................................... • - Kỹ sư dệt............................................................ • - Giáo viên THPT..................................................

  28. VI. Đánh giá • - Giáo viên đánh giá tinh thần tham gia buổi sinh hoạt. • HS phát biểu cảm tưởng đối với lời khuyên của giáo viên • .KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: • - GVCN tổng kết, đánh giá quá trình hoạt động. • - Dặn dò HS chuẩn bị hoạt động tiếp theo.

More Related