1 / 20

BỐI CẢNH KINH TẾ CỦA CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BỐI CẢNH KINH TẾ CỦA CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH. Người trình bày: Phạm Hoàng Hà, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Hà Nội, ngày 20/10/2005. NỘI DUNG. Khung khổ chính sách kinh tế Thực trạng cạnh tranh và độc quyền Các kiến nghị. KHUNG KHỔ CHÍNH SÁCH KINH TẾ.

osborn
Download Presentation

BỐI CẢNH KINH TẾ CỦA CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. BỐI CẢNH KINH TẾ CỦA CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Người trình bày: Phạm Hoàng Hà, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Hà Nội, ngày 20/10/2005

  2. NỘI DUNG • Khung khổ chính sách kinh tế • Thực trạng cạnh tranh và độc quyền • Các kiến nghị

  3. KHUNG KHỔ CHÍNH SÁCH KINH TẾ • Mô hình kế hoạch hoá tập trung • Quyền kinh doanh: DNNN kiểm soát các ngành công nghiệp và dịch vụ; Hợp tác xã trong nông nghiệp và thương nghiệp; Thành phần kinh tế khác (cá thể) trong tiểu thủ công nghiệp. • Nhà nước: Can thiệp sâu rộng vào hoạt động của các đơn vị sản xuất; Quyết định sản xuất cái gì, bán cho ai, với giá nào; • Đơn vị sản xuất: Sản xuất theo kế hoạch; Thiếu tính chủ động; • Thị trường: Bị kìm nén; Khái niệm “Cạnh tranh” không được chính thức thừa nhận.

  4. KHUNG KHỔ CHÍNH SÁCH KINH TẾ • Mô hình kinh tế định hướng thị trường • Quyền kinh doanh: • Khẳng định quyền tự do kinh doanh của công dân; • Khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển. • Nhà nước: • Tập trung vào quản lý kinh tế vĩ mô; • Giảm và chấm dứt can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp. • Doanh nghiệp: • Chủ động trong việc ra quyết định kinh doanh; • Điều chỉnh theo tín hiệu thị trường. • Thị trường: • Xây dựng và phát triển các loại thị trường; • Cạnh tranh được xem là động lực phát triển kinh doanh.

  5. KHUNG KHỔ CHÍNH SÁCH KINH TẾ • Cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nước • Vai trò của DNNN: • Giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế; • Là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết kinh tế vĩ mô; • Là lực lượng nòng cốt để khu vực nhà nước giữ vai trò chủ đạo. • Cơ cấu ngành kinh tế: • Tập trung vào những ngành then chốt và địa bàn quan trọng; • Không nhất thiết chiếm tỷ trọng lớn trong tất cả các ngành; • Chiếm thị phần đủ lớn đối với sản phẩm và dịch vụ quan trọng; • Thực hiện độc quyền nhà nước trong lĩnh vực cần thiết.

  6. KHUNG KHỔ CHÍNH SÁCH KINH TẾ • Cơ cấu số lượng doanh nghiệp: • Nhà nước giữ 100% vốn doanh nghiệp trong lĩnh vực độc quyền; • Nhà nước giữ 100% vốn hoặc cổ phần chi phối trong một số lĩnh vực quan trọng; • Thực hiện chuyển đổi DNNN: cổ phần hoá, giao, bán, khoán, cho thuê, sáp nhập, giải thể và phá sản; • Đại bộ phận DNNN có quy mô vừa và lớn; xây dựng các tập đoàn kinh tế. • Cơ chế quản lý doanh nghiệp: • Chuyển sang hoạt động theo cơ chế công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần; • Tự chủ quyết định kinh doanh theo quan hệ cung cầu thị trường; • Xoá bao cấp đối với doanh nghiệp; • Thực hiện ưu đãi không phân biệt theo thành phần kinh tế; • Khuyến khích cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; • Trong lĩnh vực độc quyền: tổ chức một số doanh nghiệp cùng cạnh tranh bình đẳng; kiểm soát giá cả và lợi nhuận.

  7. KHUNG KHỔ CHÍNH SÁCH KINH TẾ • Phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh • Tôn trọng và bảo vệ tự do kinh doanh của công dân; • Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi phát triển; • Phát triển rộng rãi trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm; không hạn chế về quy mô; • Bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; • Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa; • Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. • Tù do ho¸ th­¬ng m¹i • Tự do thương quyền; • Giảm và xoá bỏ các rào cản phi thuế quan, kể cả chuyển từ hàng rào phi thuế quan sang thuế quan; • Giảm thuế suất và chênh lệch thuế suất.

  8. KHUNG KHỔ CHÍNH SÁCH KINH TẾ • Tù do ho¸ gi¸ cả • Giá cả của hầu hết các hàng hoá tiêu dùng do điều kiện thị trường quyết định; • Nhà nước chỉ can thiệp giá trong những trường hợp nhất định (hàng quan trọng, nhạy cảm, độc quyền,…) thông qua nhiều hình thức (ấn định giá, khung giá, giá tham khảo, bình ổn giá,…). • Cải cách quy định pháp luật nhằm: • Tăng hiệu quả kinh tế: giảm rào cản đối với cạnh tranh (giải quy chế), cải thiện khung khổ pháp lý (đảm bảo vận hành của thị trường, theo dõi, giám sát đảm bảo tính cẩn trọng, an toàn); • Bảo vệ lợi ích cộng đồng (sức khoẻ, an toàn, môi trường, …): sử dụng các công cụ dựa vào kích thích thị trường, đơn giản hơn, linh hoạt hơn, hiệu quả hơn với phí tổn thấp hơn; • Giảm sự phiền hà hành chính (thủ tục hành chính): loại bỏ các quy định không cần thiết, đơn giản hoá thủ tục, tăng tính minh bạch.

  9. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN • Cấu trúc thị trường • Số lượng doanh nghiệp tăng mạnh trong những năm gần đây đã thúc đẩy cạnh tranh trong một số ngành; • Tuy nhiên, cấu trúc thị trường vẫn còn mang tính tập trung cao: • Các doanh nghiệp mới thành lập chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa; hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hơn là sản xuất; • Các DNNN vẫn nắm tỷ trọng lớn vốn của đất nước, và chiếm thị phần thống lĩnh trong nhiều ngành quan trọng.

  10. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN • Các rào cản đối với cạnh tranh • Tư tưởng quản lý kinh tế kế hoạch tập trung vẫn còn: hiện tượng khôi phục giấy phép với lý do để quản lý; áp đặt một số loại giá và chi phí.

  11. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN • Rào cản thương mại và đầu tư nước ngoài còn lớn

  12. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN • Độc quyền hành chính là vấn đề nổi cộm: • Bản thân các quy định (phân biệt hoặc không rõ ràng); • Việc thi hành thiếu minh bạch, kiên quyết, tham nhũng (phân biệt đối xử giữa các đối tượng khác nhau).

  13. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN • Vẫn còn phân biệt đối xử giữa DNNN và DN khác. • Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã xuất hiện ngày một nhiều, nhưng việc xử lý chưa nghiêm khắc.

  14. CÁC KIẾN NGHỊ • Giảm sự can thiệp của Nhà nước • Kinh nghiệm quốc tế: vai trò của pháp luật cạnh tranh và cơ quan quản lý cạnh tranh giảm ở nơi có sự can thiệp mạnh của Nhà nước. • Việt Nam: kết hợp can thiệp của Nhà nước với pháp luật cạnh tranh • Xem xét nguyên tắc cạnh tranh khi thiết kế và thực hiện các chính sách kinh tế; • Nâng cao nhận thức về khả năng vận dụng nguyên tắc cạnh tranh trong xử lý các vấn đề của từng ngành và của nền kinh tế (tác động ngắn hạn và dài hạn). • Ngăn ngừa bảo hộ của chính quyền địa phương • Kinh nghiệm các nước chuyển đổi: chính quyền địa phương có động cơ ngăn cản bán sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm địa phương; • Việt Nam: Chính quyền địa phương có động cơ bảo hộ SP sản xuất tại địa phương (nguồn thu ngân sách, tạo việc làm, chính quyền sở hữu doanh nghiệp,…) • Kiểm soát độc quyền hành chính: • Cơ chế thực hiện nghiêm khắc; • Quy định pháp luật có hiệu lực; • Quyết tâm của chính phủ trung ương; • Tính độc lập và năng lực của cơ quan quản lý cạnh tranh.

  15. CÁC KIẾN NGHỊ • Giảm mức độ độc quyền ngành • Thực trạng: • Độc quyền nhà nước, độc quyền doanh nghiệp đã giảm nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường; • Hành vi lạm dụng vị thế độc quyền để hạn chế cạnh tranh vẫn diễn ra; • Hàng hoá, dịch vụ độc quyền cho chất lượng thấp hơn và giá bán cao hơn so với các nước trong khu vực; • Cạnh tranh được thừa nhận là biện pháp quan trọng, nhưng lộ trình để có thị trường cạnh tranh thực sự còn dài và vị trí thống lĩnh của DNNN vẫn được khẳng định. • Các biện pháp thúc đẩy tự do hoá: • Tách bạch công đoạn mang tính độc quyền tự nhiên và công đoạn mang tính cạnh tranh; • Đối với công đoạn độc quyền tự nhiên, Chính phủ tập trung xây dựng các nguyên tắc và quy định nhằm đảm bảo cạnh tranh giữa doanh nghiệp độc quyền và các doanh nghiệp khác; • Đối với công đoạn cạnh tranh, đẩy mạnh việc áp dụng nguyên tắc cạnh tranh.

  16. CÁC KIẾN NGHỊ • Xác định rõ mục tiêu của chính sách và pháp luật cạnh tranh • Kinh nghiệm quốc tế: • Pháp luật cạnh tranh đa mục tiêu có thể dẫn tới xung đột giữa các mục tiêu; • Việc dung hoà các mục tiêu có thể tác động tiêu cực tới nguyên tắc cạnh tranh và tính độc lập của cơ quan cạnh tranh; • Các nước phát triển giảm mạnh việc sử dụng pháp luật cạnh tranh để đạt các mục tiêu chung về xã hội, trong khi điều này vẫn phổ biến ở các nước đang phát triển và chuyển đổi. • Việt Nam: Chưa xác định rõ mục tiêu của pháp luật cạnh tranh • Do vậy: Nếu pháp luật cạnh tranh theo hướng đa mục tiêu thì cần xác định rõ mục tiêu hạn nhân và các mục tiêu thứ yếu; • Tiếp theo, xác định thứ tự ưu tiên và tầm quan trọng gắn với từng mục tiêu cụ thể nhằm giảmthiểu sự không rõ ràng khi xảy ra xung đột mục tiêu trong quá trình thực hiện pháp luật cạnh tranh.

  17. CÁC KIẾN NGHỊ • Đảm bảo tính độc lập của cơ quan quản lý cạnh tranh • Kinh nghiệm quốc tế: thiết kế tổ chức cơ quan cạnh tranh cần đạt được sự cân bằng giữa: • Tính độc lập để cơ quan quản lý cạnh tranh tôn trọng các nguyên tắc cạnh tranh; • Khả năng tiếp cận tới quy trình lập chính sách để bảo vệ cạnh tranh. • Việt Nam: Cơ quan quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Thương mại: • Đảm bảo tính độc lập của cơ quan quản lý cạnh tranh trong những khâu quan trọng nhất (ra quyết định về vụ việc cạnh tranh); • Xây dựng quy trình làm việc minh bạch, xác định rõ vai trò của BTM đối với hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh; • BTM không nên can thiệp sâu vào hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh. • Tăng cường năng lực của cơ quan quản lý cạnh tranh • Kinh nghiệm quốc tế: chuyên gia của cơ quan cạnh tranh cần có khả năng phân tích rất cao. • Việt Nam: Cục quản lý cạnh tranh mới thành lập nên còn hạn chế về nguồn lực. Do vậy, việc tuyển dụng và đào tạo có vai trò quan trọng.

  18. CÁC KIẾN NGHỊ • Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan liên quan • Nhiều cơ quan tham gia xử lý vấn đề cạnh tranh, do vậy sự hợp tác chặt chẽ và nhất quán giữa các cơ quan thực hiện là rất quan trọng. • Tuy nhiên, thực tế là sự hợp tác, phối hợp trong bộ máy nhà nước còn yếu, tệ quan liêu còn phổ biến; • Do vậy, cần: • Xây dựng tài liệu hướng dẫn xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng cơ quan trong thực hiện pháp luật cạnh tranh; • Xây dựng cơ chế hợp tác và phối hợp có hiệu quả và hiệu lực; • Đây là những vấn đề nên được nghiên cứu sâu. • Tăng cường tham vấn với các đối tượng bị tác động nhằm minh bạch quá chuẩn mực và cách tiếp cận ra quyết định liên quan đến cạnh tranh

  19. CÁC KIẾN NGHỊ • Đẩy mạnh tuyên truyền và quảng bá kiến thức về cạnh tranh • Tăng cường nhận thức về mục tiêu và lợi ích của cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh với các đối tượng khác nhau (các bộ, cơ quan điều tiết ngành, các nhà xây dựng luật pháp, thẩm phán, luật sư, công chúng) thông qua các hình thức: tổ chức hội thảo, công bố báo cáo hàng năm, tài liệu chuyên đề, xây dựng trang web,… • Tuyên truyền nội dung, vận dụng pháp luật cạnh tranh; • Tăng cường công tác nghiên cứu và đào tạo về cạnh tranh • Tiến hành các nghiên cứu về cấu trúc thị trường đối với từng loại thị trường cụ thể; • Nghiên cứu bản chất cạnh tranh, các hành vi hạn chế cạnh tranh đối với từng ngành, thị trường cụ thể. • Tăng cường công tác đào tạo về kỹ năng phân tích thị trường, cạnh tranh tại các trường đại học.

  20. Xin cảm ơn quý vị đã chú ý theo dõi!

More Related